Tin mới nhất

10 tính năng thú vị từ các cảm biến trên điện thoại Android mà ít người biết đến

Trên những chiếc smartphone có gắn rất nhiều cảm biến, smartphone càng hiện đại, cao cấp thì số lượng cảm biến được trang bị càng nhiều. Đơn cử vài cảm biển đơn giản như cảm biến tiệm cận, gia tốc, cao cấp hơn thì có thể là đọc mống mắt, vân tay, con quay hồi chuyển,…liệu bạn có biết đến những tính năng thú vị của chúng ?  

Chúng đều giữ những vai trò nhất định bên trong điện thoại, tuy nhiên rất nhiều trong số này vẫn chưa được khai thác hết các tính năng và gây ra sự lãng phí không nhỏ. Trang Beebom đã tổng hợp lại một số phương pháp và phần mềm cài thêm nhằm tối ưu những bộ phận này. Bạn có thể sử dụng để nâng cao hiệu suất, cũng như khai thác triệt để thiết bị của mình.

#Cảm biến tiệm cận (Proximity Sensor)

Khi chúng ta áp vào tai và gọi điện, màn hình điện thoại sẽ tắt, bỏ ra lại sáng. Đó chính là nhờ cảm biến tiệm cận được đặt ở khu vực đỉnh máy (thường cạnh loa thoại và camera trước). Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng chức năng này vào nhiều công việc khác nữa.

1. Kiểm soát trình phát Media

Với ứng dụng Wave Control, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát quá trình chơi nhạc và video trên thiết bị Android thông qua cảm biến tiệm cận. Sau khi cài đặt ứng dụng này, bạn sẽ được phép phát, dừng hoặc chuyển tiếp một một bài hát mà không cần bật hay chạm vào màn hình.

Các thao tác cần lưu ý:

  • Đặt bàn tay phía trước cảm biến và giữ trong thời gian ngắn để phát hoặc tạm dừng.

  • Vuốt qua cảm biến một lần để chuyển tiếp.

  • Vuốt qua cảm biến hai lần liên tục để quay trở lại.

Lưu ý: Ở phiên bản miễn phí, ứng dụng này sẽ hiển thị một phần quảng cáo nhỏ ở góc dưới màn hình. Để loại bỏ quảng cáo này, bạn có thể nâng cấp lên bản pro với mức phí nhỏ.

>> Tải về Wave Control – trên Google Play (miễn phí)

2. Tự động trả lời điện thoại khi đưa điện thoại gần tai

Đây là một cử chỉ thông minh có sẵn trên một số thiết bị như Oppo… Tuy nhiên, đối với các máy Android khác, chúng ta cần cài thêm một số ứng dụng hỗ trợ của bên thứ 3. Ở đây, mình xin giới thiệu SpeakerPhone Ex, phần mềm này cung cấp khá nhiều thao tác như trả lời cuộc gọi tự động khi đưa thiết bị gần tai, tự động dừng cuộc gọi nếu bạn im lặng trong một thời gian dài v.v… Tuy nhiên, để sử dụng toàn bộ tính năng của SpeakerPhone Ex, bạn sẽ cần trả một khoản phí nhỏ.

>> Tải về SpeakerPhone Ex – trên Google Play (miễn phí)

3. Tự động khóa và mở khóa màn hình điện thoại

Vô tình một ngày đẹp trời nào đó, nút nguồn trên điện thoại của bạn bị hỏng, thay vì chi phí cho việc sửa chữa và thay thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cảm biến để bật/tắt màn hình điện thoại với ứng dụng KinScreen. KinScreen hoạt động theo phương thức tự động bật/tắt màn hình khi có vật cản phía trước cảm biến. Thời gian mặc định cho một lần phản hồi là 10 giây, bạn có thể thay đổi khi mua bản trả phí.

>> Tải về KinScreen – trên Google Play (miễn phí)

Ngoài ra, Proximity Actions cũng là một ứng dụng tốt mà bạn nên dùng. Điểm nhấn của Proximity Actions là khả năng thay đổi thời gian phản hồi bật/tắt màn hình được cung cấp hoàn toàn miễn phí.

>> Tải về Proximity Actions  – trên Google Play (miễn phí)

# Máy ảnh và đèn Flash

Mặc dù tính năng chính của camera trên điện thoại là chụp ảnh và quay video, tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng bộ cảm biến của công cụ này để làm một số công việc khác khá hữu ích.

1. Sử dụng như một cảm biến nhịp tim

Không phải tất cả các thiết bị đều được trang bị bộ cảm biến nhịp tim, tuy nhiên nếu muốn sở hữu tính năng này, bạn có thể cài đặt một số ứng dụng của bên thứ 3 như Cardiograph. Cardiograph sẽ tận dụng máy ảnh và đèn flash để đo nhịp tim của bạn với độ chính xác tương đối. Tất nhiên, đây chỉ là một ứng dụng hỗ trợ nên mức độ hoàn thiện sẽ không cao như được tính hợp phần cứng, nhưng cũng đủ để bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình hiện tại ra sao.

Để đo nhịp tim của mình, bạn chỉ cần đặt ngón tay vào camera, đèn Flash sẽ chiếu sáng ngón tay của bạn và máy ảnh sẽ đóng vai trò như bộ cảm biến để tính toán nhịp tim. Ứng dụng sở hữu một giao diện đẹp mắt, thông số hiển thị theo dạng đồ thị giúp bạn theo dõi một cách dễ dàng.

>> Tải về Cardiograph Heart Rate Meter (miễn phí)

2. Cung cấp số đo ước lượng khoảng cách của một đối tượng bất kỳ

Đôi khi bạn muốn biết khoảng cách hoặc số đo của một đối tượng nào đó mà không mang theo thước đó, hãy sử dụng Top Developer Smart Distance để giải quyết vấn đề này một cách đơn giản. Ứng dụng cung cấp cho bạn các thông số ướng tính như chiều cao, chiều rộng bằng cách sử dụng camera và con quay hồi chuyển. Bạn chỉ cần hướng máy ảnh đến một đối tượng bất kỳ, sau đó điều chỉnh giới hạn trong khung hình phù hợp để tính khoảng cách giữa bạn và đối tượng bạn đang hướng tới.

>> Tải về Smart Distance (miễn phí)

3. Sử dụng máy ảnh như một camera an ninh

Nếu bạn có một chiếc điện thoại Android cũ, hãy tận dụng nó như một camera an ninh. Với ứng dụng Motion Detector Pro, bạn sẽ được phép thiết lập hệ thống camera giám sát bằng điện thoại một cách dễ dàng nhất. Motion Detector Pro cung cấp các tính năng như tự động chụp hình ảnh khi có người xâm nhập bằng cảm biến chuyển động. Thậm chí ứng dụng này có thể gửi email hình ảnh đó đến địa chỉ email của bạn.

Giao diện của ứng dụng này khá đơn giản và dễ sử dụng. Bạn có thể thiết lập độ nhạy cảm biến, tùy chỉnh nhận dạng di chuyển nhằm hạn chế sự nhầm lẫn trong khi hoạt động.

>> Tải về Motion Detector Pro (miễn phí)

# Từ kế

Từ kế trên là một bộ phận quan trọng trên các thiết bị Android, giúp cho ứng dụng La Bàn hoạt động chính xác. Tuy nhiên, rất ít ai biết rằng, bộ cảm biến này hoàn toàn có thể dùng để đo từ trường, thậm chí là nhận biết được cường độ của nó. Để thực hiện việc này, bạn sẽ cần một số ứng dụng sau đây:

Sử dụng từ kế để dò kim loại với Metal Detector:

– Đôi khi việc dò tìm kim loại cũng mang tới khá nhiều điều thú vị cho cuộc sống của chúng ta, ví dụ như tìm chìa khóa bị mất, chiếc kim khâu rơi trên sàn nhà, thậm chí là tổ chức một trò chơi truy tìm kho báu v.v…

– Với Metal Detector, bạn có thể sử dụng từ kế bên trong điện thoại để phát hiện các vật thể được làm từ kim loại trong phạm vi gần. Khi từ trường đủ mạnh, điện thoại sẽ rung lên để báo hiệu cho bạn biết rằng có kim loại ở gần đó.

>> Tải về Metal Sniffer Metal Detector

# Cảm biến gia tốc

Cảm biến trong điện thoại chịu trách nhiệm phát hiện sự di chuyển của điện thoại. Điều này khiến cho bộ cảm biến này thành một ứng cử viên số một cho các ứng dụng đo gia tốc, hoặc tốc độ di chuyển của đối tượng nào đó.

Biến điện thoại thành thiết bị đo Speedometer hoặc Odometer:

Chắc hẳn bạn đã nghe qua bộ phận đo tốc độ và quảng đường đã đi trên ô tô hay xe máy. Ứng dụng Accelerometer Gauge sẽ cung cấp cho bạn khả năng hoạt động tương tự, dùng cho một số công việc khác như chạy thể dục, đo tốc độ đạp xe v.v… Nhược điểm duy nhất của ứng dụng này là đồng hồ chỉ hiển thị đơn vị đo m/s, vì vậy nếu bạn muốn hiển thị khoảng cách lớn hơn như km/h là không thể! Tuy nhiên, đây cũng là một ứng dụng khá hữu ích để chúng ta tận dụng bộ cảm biến gia tốc trên điện thoại Android.

>> Tải về Accelerometer Gauge

# Cảm biến con quay hồi chuyển

Con quay hồi chuyển được sử dụng để đo lường sự định hướng của các thiết bị Android. Bộ phận này cung cấp cho bạn các dữ liệu như độ nghiêng của thiết bị. Những thông tin này có thể giúp chung ta trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là các nhà thiết kế hoặc xây dựng, công việc cần đo độ chính xác của mặt phẳng.

Để sử dụng tính năng này, bạn cần tải về và cài đặt ứng dụng Pocket Bubble Level > sau đó mở ứng dụng và lựa chọn kiểu đo phù hợp với địa hình mà bạn mong muốn. Bây giờ, Pocket Bubble Level sẽ cung cấp cho bạn thông tin chính xác về và mức độ sai lệch của một mặt phẳng thông qua màn hình điện thoại.

>> Tải về Pocket Bubble Level

Trên đây chỉ là 10 cách sử dụng các bộ cảm biến tiêu biểu nhất. Nếu bạn biết thêm bất kỳ cách sử dụng nào khác hãy chia sẻ với BKCare.vn và các bạn đọc qua phần bình luận phía dưới nhé!

Tổng hợp từ Techrum.vn, Beboom

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *